ĐẦY TÂM HUYẾT VỚI NGHỀ

Lượt xem:

Đọc bài viết

          Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng từng nói rằng: “Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý” 

Đã gần 20 năm bám trường, bám lớp với nghề cao quý mà xã hội tôn vinh. Đó là cô giáo Nguyễn Thị Hồng Cẩm được sinh ra và lớn lên trên mãnh đất Vĩnh Thuận anh hùng, cô quyết tâm đi theo ngành dạy học. Được vào ngành từ tháng 10/2001, đã nhiều năm qua cô được phân công giảng dạy lớp 2, đã được đồng nghiệp, phụ huynh và học sinh quý mến, đó cũng là nhờ sự quyết tâm của minh cô đã vượt qua mọi gian khổ khó khăn, thử thách, ngày đêm đèn sách miệt mài với công việc, tận tụy với nghề. Trong 5 năm trở lại đây cô được là giáo viên dạy giỏi cấp cơ sở.

Bất ngờ chúng tôi đã đến tiết thực dạy trên lớp của cô. Chúng tôi đã nhận thấy hầu hết các tiết dạy của cô đều có sự chuẩn bị chu đáo qua đó đã  khai thác hầu hết kiến thức kĩ năng cơ bản đến với các em học sinh. Chúng tôi đã chấn vấn ngẫu nhiên những học sinh trong những giờ học của các các môn của các em qua tiết học của cô, học sinh đều ngợi khen: “Qua những tiết học của cô làm cho chúng em thấy khắc ghi nhũng tri thức và kĩ năng sâu sắc, từ đó chúng em thấy được sự gần gủi và thân thiện với cô trong môi trường giáo dục được thể hiện: “Cô giáo như mẹ hiền”.

Cô cho rằng: “Mọi việc khi mới bắt đầu là khó khăn, nhưng không gì bằng sự quyết tâm nổ lực, sự tìm tòi học hỏi, thường xuyên trau dồi kĩ năng kiến thức có thể vượt qua”.

          Mỗi ngày đến trường là một niềm vui:

          Vào đầu năm học cô đã tìm hiểu hoàn cảnh, đặc biệt như: Đối với học sinh khá giỏi thì sẽ có hướng giúp các em bồi dưỡng nâng cao kiến thức thêm, còn đối với học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn thì thường xuyên trao đổi với phụ huynh để đưa ra những biện pháp giáo dục phù hợp với hoàn cảnh tâm sinh lý của các em để đạt kết quả tốt hơn.

Những bậc phụ huynh rất có niềm tin khi con em mình được cô là người trực tiếp giáo dục đã nhận thấy cô là một tấm gương mẫu mực “Mỗi thầy (cô) giáo là một tấm gương tự học và sáng tạo”.

        “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Chủ tịch Hồ Chí Minh”

        Cô thường cho rằng” Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác” là một nhiệm vụ cần thết đối với nhu cầu và phát triển của xã hội thời nay. Tuy chúng ta không thể học hết trọn vẹn nhưng chúng ta chỉ học một phần nào của Bác là có thể vận dụng vào cuộc sống cho phù hợp cũng có thể coi là đủ. Vì vậy việc “Học tập và làm theo Bác” là mọi ngành, mọi nghề trong xã hội đề cần phải học tập. Tuy nhiên chúng ta chỉ chắc lọc phần nào vận dụng vào cho phù hợp với công việc của chúng ta bản thân tôi cảm thấy là tốt. Bởi vậy “Kiến thức thì vô hạn, còn mỗi người chúng ta thì có hạn”. Nên việc học tập là suốt đời. 

(Cô: Nguyễn Thị Hồng Cẩm – tiết dạy môn Chánh tả lớp 2)

Huỳnh Như