Kế hoạch thực hiện chuyên đề năm 2024
Lượt xem:
ĐẢNG BỘ XÃ VĨNH PHONG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
CHI BỘ TH VĨNH PHONG 3 Vĩnh Phong, ngày 21 tháng 3 năm 2024
*
Số 13 -KH/CB
KẾ HOẠCH
thực hiện Chuyên đề Học tập và làm theo tư tưởng,
đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2024 “Cán bộ, đảng viên
tiếp tục thực hiện tốt trách nhiệm nêu gương; khắc phục
tình trạng sợ trách nhiệm, không dám làm”
—–
Thực hiện kết luận số 01-KL/TW ngày 18-01-2021 của bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong các Hồ Chí Minh”; Kế hoạch số 26-KH/TU, ngày 07-3-2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Chuyên đề toàn khóa – Chuyên đề năm 2021 “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh hạnh phúc”;
Thông báo Kết luận số 1227-TB/TU, ngày 06-12-2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Chuyên đề học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2024; Kế hoạch số 144-KH/HU, ngày 14/3/2024 của Ban Thường vụ Huyện ủy về triển khai, thực hiện Chuyên đề học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2024 “Cán bộ, đảng viên tiếp tục thực hiện tốt trách nhiệm nêu gương; khắc phục tình trạng sợ trách nhiệm, không dám làm” (gọi tắt là Chuyên đề năm 2024);
Căn cứ Kế hoạch số 46-KH/ĐU ngày 19-3-2024 của Đảng ủy xã Vĩnh Phong về triển khai, thực hiện Chuyên đề Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2024 “Cán bộ, đảng viên tiếp tục thực hiện tốt trách nhiệm nêu gương; khắc phục tình trạng sợ trách nhiệm, không dám làm,”
Chi bộ Trường Tiểu học Vĩnh Phong 3 xây dựng kế hoạch thực hiện Chuyên đề năm 2024 như sau:
I- MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Mục đích
– Tiếp tục nâng cao nhận thức của cấp ủy đảng, Ban giám hiệu, cán bộ, đảng viên về những nội dung cơ bản, giá trị và ý nghĩa to lớn của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với thực hiện Chuyên đề toàn khóa “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc”, Chuyên đề năm 2024.
– Xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu, cán bộ chủ chốt đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, gương mẫu, có bản lĩnh chính trị, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm; dám đổi mới sáng tạo; dám đương đầu với khó khăn, thử thách; dám hành động vì lợi ích chung.
- Yêu cầu
– Chi bộ, đơn vị lãnh đạo thực hiện chặt chẽ, nghiêm túc, có hiệu quả Chuyên đề năm 2024, kết hợp chặt chẽ giữa học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh với thực hiện nhiệm vụ của mỗi tổ chức và cá nhân.
– Cấp ủy, thủ trưởng đơn vị trực tiếp chỉ đạo và chịu trách nhiệm về chất lượng tổ chức nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền và xây dựng kế hoạch thực hiện Chuyên đề năm 2024; thường xuyên kiểm tra, giám sát, uốn nắn, chấn chỉnh việc thực hiện.
– Đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức học tập và tuyên truyền về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh – Chuyên đề năm 2024 phù hợp với tình hình thực tiễn của đơn vị. Tăng cường phát hiện, kịp thời biểu dương, khen thưởng và nhân rộng những điển hình tiêu biểu, những cách làm hay, sáng tạo trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
II- NỘI DUNG THỰC HIỆN, HÀNH ĐỘNG
1- Nội dung thực hiện
– Luôn thực hiện tốt trách nhiệm nêu gương theo Quy định số 197-QĐ/TU, ngày 6/5/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
– Luôn quyết tâm đổi mới, sáng tạo; dám nghĩ; dám nói; dám làm; dám chịu trách nhiệm; dám đương đầu với khó khăn thử thách; dám hành động vì lợi ích chung để mang lại hiệu quả cao cho cơ quan, đơn vị, địa phương và bản thân.
2- Nội dung hành động
2.1- Thực hiện trách nhiệm nêu gương
– Chi ủy đẩy mạnh học tập, quán triệt Quy định số 197-QĐ/TU, ngày 6/5/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên có hiệu quả để nêu cao tinh thần trách nhiệm, nâng cao nhận thức của của cán bộ, đảng viên.
– Để thực hiện trách nhiệm nêu gương, mỗi cán bộ, đảng viên cần nhận thức đầy đủ vai trò, vị trí, chức trách của mình mọi nơi, mọi lúc. Sự hiện diện của cán bộ lãnh đạo, quản lý ở bất kỳ nơi đâu, trong tổ chức, tại đơn vị hay ngoài xã hội bao giờ cũng phải là một tấm gương trong và sáng về mọi mặt. Vì vậy nêu gương không chỉ trong công việc mà còn trong cuộc sống hằng ngày, tại nơi công tác, sinh hoạt, cư trú… Sự nêu gương của cán bộ, đảng viên phải toàn diện về mọi mặt. Nêu gương về phẩm chất đạo đức, lối sống, tác phong công tác, tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân; nêu gương về quan hệ với nhân dân, đồng chí, đồng nghiệp, bạn bè, người thân, gia đình…nêu gương từ việc lớn đến việc nhỏ, thể hiện trong những việc làm cụ thể. Đối với người đứng đầu, cán bộ chủ chốt còn phải nêu gương thực hiện nghiêm túc trách nhiệm nêu gương, phải là một tấm gương sáng để cán bộ, đảng viên, viên chức, người lao động và nhân dân noi theo.
– Mỗi cán bộ, đảng viên phải thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống. Phải nghiêm khắc với mình, luôn tự nhìn nhận, xem xét, đánh giá bản thân một cách nghiêm túc theo chuẩn mực “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”, rút ra những bài học cần thiết trong công tác và trong cuộc sống, thấy được cái tốt, cái đúng để phát huy, nhất là thấy được những tồn tại, hạn chế khuyết điểm để tự đề ra biện pháp khắc phục; chân thành với mọi người, ứng xử tinh tế, văn hóa trong giao tiếp; tận tâm với công việc chung; gần gũi, gắn bó với nhân dân, lắng nghe thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng của quần chúng; nói đi đôi với làm.
– Chi bộ tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, nhất là kiểm tra đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm; phát hiện những nhân tố mới, những điển hình tiên tiến, từ đó đẩy mạnh biểu dương, tuyên truyền kịp thời, thực hiện tốt phương châm “xây trước, chống sau”.
– Trong các buổi sinh hoạt thường lệ, chi ủy đánh giá trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên; kiểm điểm, phê bình những hạn chế, khuyết điểm, đồng thời biểu dương những “tấm gương sống” gắn với thực tiễn. Chú trọng việc biểu dương những tấm gương người tốt, việc tốt.
2.2- Quyết tâm đổi mới, sáng tạo; dám nghĩ; dám nói; dám làm; dám chịu trách nhiệm; dám đương đầu với khó khăn thử thách; dám hành động vì lợi ích chung để mang lại hiệu quả cao cho cơ quan, đơn vị, địa phương và bản thân.
– “Đổi mới, sáng tạo”: Từng cán bộ, đảng viên, viên chức theo năng lực và nhiệm vụ được giao; đổi mới trong công tác quản lý và giảng dạy; thực hiện tích cực chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới phương pháp giảng dạy để thực hiện có hiệu quả chương trình giáo dục phổ thông năm 2018.
– “Dám nghĩ”: Từng cán bộ, đảng viên phải thể hiện được cái tâm, cái tầm, cái trí của mình. Nghĩ vì lợi ích chung của tập thể, của xã hội; suy nghĩ tích cực để có sáng kiến mới, hiệu quả chứ không phải “dám nghĩ” để đạt được lợi ích nhóm, lợi ích cá nhân. Phải suy nghĩ để làm như thế nào xây dựng tập thể, xây dựng đơn vị ngày càng phát triển.
– “Dám nói”: Từng cán bộ, đảng viên, viên chức phải nói đúng nơi, đúng lúc, đúng thời điểm, đúng người cần nghe, nói trên tinh thần xây dựng, nói để phản biện xã hội để đạt được cái thống nhất chứ không phải đụng đâu nói đó, nói một cách tùy tiện, nói để thỏa mãn cái tôi. Trong các phiên họp của chi bộ phải tích cực ý kiến để phê và tự phê bình, góp ý sửa chữa đối với đồng chí, đồng nghiệp. Có ý kiến tham mưu tích cực, hiệu quả để đề xuất xây dựng và phát triển đơn vị về mọi mặt.
– “Dám làm”: Phải thể hiện tinh thần trách nhiệm cao của cán bộ, đảng viên, đó cũng là thước đo bản lĩnh, năng lực triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao. Đối với cán bộ lãnh đạo thì “dám làm” là năng lực xây dựng kế hoạch, chương trình hành động với các biện pháp tổ chức thực hiện khoa học, hợp lý, chính xác, phát huy được sức mạnh tập thể. Đối với cán bộ thừa hành “Dám làm” là khả năng vận dụng linh hoạt cơ sở vật chất, tinh thần để thực hiện ý định của cấp trên một cách nhanh chóng, hiệu quả trên tinh thần phát huy năng lực cá nhân cũng như khả năng phối hợp nhóm, mưu trí sáng tạo, chủ động, linh hoạt trong quá thực hiện nhiệm vụ được giao, nâng cao khả năng hoàn thành nhiệm vụ
“Dám làm” là phải làm đúng, làm đủ và hoàn thành nhiệm vụ được giao trên cơ sở khoa học, có sự tư duy tích cực, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ… khác với dám làm liều, làm ẩu, làm cho qua việc, làm đối phó với cấp trên, làm chỉ vì lợi ích nhóm, lợi cá nhân.
– “Dám chịu trách nhiệm”: Chính là bản lĩnh chính trị của cán bộ, đảng viên nhất là đối với cán bộ lãnh đạo, chủ chốt. “Dám chịu trách nhiệm” còn là sự thể hiện năng lực dám tiếp nhận phê bình, đóng góp từ tập thể, kể cả từ cấp dưới để điều chỉnh, bổ sung biện pháp lãnh đạo, điều hành phù hợp với thực tế và chịu trách nhiệm đến cùng với quyết định của mình.
“Dám chịu trách nhiệm” còn thể hiện ở quyết tâm “dám từ chối”, “dám nói không” với tiêu cực, với những cám dỗ, lôi kéo từ các phần tử xấu, cơ hội, lợi dụng.
IV– TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1- Căn cứ kế hoạch này, chi ủy, đảng viên theo chức năng, nhiệm vụ của mình xây dựng kế hoạch thực hiện Chuyên đề năm 2024. Tăng cường kiểm tra việc xây dựng kế hoạch học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh của tập thể và cá nhân. Báo cáo kết quả triển khai, học tập chuyên đề; kết quả xây dựng kế hoạch thực hiện của tập thể và cá nhân về Đảng uỷ xã qua phụ trách Tuyên giáo Đảng ủy trước ngày 20/3/2024.
2- Ban chấp hành CĐCS xây dựng kế hoạch, hướng dẫn học tập trong đoàn viên, viên chức chưa phải là đảng viên.
3- Chi ủy viên phụ trách công tác học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch này; định kỳ hằng tháng, quý, năm báo cáo kết quả thực hiện của đảng viên cho Chi ủy để báo cáo Chi bộ.
Nơi nhận: T/M CHI BỘ
– Ban Tuyên giáo Đảng ủy xã (b/c) BÍ THƯ
– Các đ/c chí Chi ủy viên,
– Đảng viên trong chi bộ,
- Lưu.
Trần Thanh Tùng